Đàn Piano cũ và những điều lưu ý

Ban đang lên kế hoạch mua một cây đàn piano để có thể thuận tiện cho việc học cũng như thư giản sau ngày làm việc mệt mỏi ? Bạn tìm hiểu và còn do dự về những cây đàn piano cũ ?

 

Đàn Piano cũ  luôn phù hợp cho những người yêu thích tiếng đàn Piano và bắt đầu học tập âm nhạc bởi đàn piano cũ mang lại âm thanh cảm giác trung thực nhưng giá lại khá mềm hơn so với piano mới. Giúp người chơi luyện tập hiệu quả từ đó hình thành kỷ năng và tăng độ thành thục khi chơi đàn.

 

Những điều cần lưu ý khi mua đàn piano cũ

 

Bên ngoài :

- Bạn nên đi xem đàn vào buổi sáng bằng cách nhìn nghiêng, bạn có thể biết được màu sơn của đàn có đều hay chỗ mờ chỗ đậm. Nếu một cây đàn đã qua tân tạo lại trước khi đem bày bán, thì màu sơn của nó chắc chắn mới, nhưng có lẽ sẽ không được đều và độ bền theo thời gian sẽ bị rút ngắn. Bạn nên cẩn thận chọn một cây đàn piano cũ không cần quá sáng bóng, chỉ cần mới khoảng 85%, màu sơn còn zin ,nước sơn đều.

 

Bên trong :

Một điều cần lưu ý, các bộ phận của đàn càng mới càng tốt nhưng bạn cũng nên để ý xem đó có phải là các bộ phận bị thay thế mới không

1.  Số Serial 

 

 

 

 Số Serial thể hiện được năm sản xuất của cây đàn. Số Serial của 1 cây đàn càng lớn thì cây đàn đó được sản xuất càng gần thời điểm hiện tại. Tuy nhiên việc cây đàn piano còn mới hay đàn piano cũ còn phụ thuộc vào người sử dụng cũ và tần suất sử dụng. Chính vì vậy, phải xem xét đầy đủ các chi tiết của đàn chứ không chỉ đơn thuần nhìn vào số Serial.

 

2.  Dây đàn và trục lên dây

 

 

 

Dây đàn được quấn chặt vào trục (pin) nên người ta gọi đó là tuning pin. Đúng với tên của nó, khi lên dây (chỉnh âm thanh đúng độ cao) thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng

 

3.  Sound-board

 

 

 

Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết bởi Sound-board  trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn piano cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không. Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.

 

4.  Tình trạng búa đàn 

 

 

 

Búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng. Đàn piano cũ sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do búa tiếp xúc với dây quá nhều. Người ta phải mài búa và chỉnh búa về hình dạng nguyên thủy. Trong khi đó, nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh. Nếu bạn thấy rãnh quá sâu, hoặc không nhìn thấy rãnh thì hoặc là đàn quá cũ hoặc là bộ phận đã bị thay mới, nên hỏi lại người bán hàng.

 

 5.  Âm sắc và cảm nhận phím đàn

Một cây đàn hay sẽ có âm vang, trong trẻo, các nốt trầm nghe ấm và dày. Cây đàn còn mới thì các phím bấm sẽ nặng tay hơn những cây đàn đã được sử dụng lâu với tần suất cao

 

6.  Nỉ giảm âm thanh

 Với đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây. Cái dạ này có chức năng giảm âm. Ở đàn piano cũ thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng. Có thể dễ thấy nỉ giảm âm bằng cách mở nắp trên của đàn.

 

7.  Bàn phím

 

 

 

Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ mặt dưới bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.

 

 

Like nhóm phát triển nội dung

Tin liên quan