Lịch sử phát triển và cấu trúc đàn Grand Piano
Vào khoảng thế kỷ 16 và thế kỷ 17, tức là khoảng năm 1700. Nhà thiết kế Bartolomeo Cristofori đã lên ý tưởng để chế tạo ra các cây đàn grand piano lấy cảm hứng từ những cây đàn clavecin (harpsichord) thời ấy. Với cải tiến lớn nhất đó là việc cây đàn piano này có thể sử dụng tay để chơi nhạc bằng cách gõ vào phím, thay vì dùng dụng cụ gảy như đàn clavecin trước đó nhưng âm thanh thì vẫn chưa thay đổi nhiều.
Mãi đến những năm 1790, khi các bản thiết kế của đàn piano được công khai xuất bản, các nhà sản xuất người Đức, tiêu biểu là Gottfried Silbermann và học trò của mình mới bắt đầu phát triển đàn piano như là một loại nhạc cụ độc lập, tách biệt so với clavecin. Và từ đây thì âm nhạc mới bắt đầu có những bản nhạc được viết riêng cho đàn piano, xem nó như là một loại nhạc cụ biểu diễn.
Thời kì này Đức và Anh là một trong các quốc gia đi đầu về việc nghiên cứu, phát triển đàn piano. Những nhà soạn nhạc nổi tiếng toàn cầu như: Mozart và Beethoven đã viết những tác phẩm bất hủ của mình trên những cây đàn do nhà thiết kế người Đức - Andreas Stein sản xuất. Và khi đã được nhiều người công nhận và biết đến.
Lúc này vấn đề của các nhà sản xuất đàn piano đó là làm sao cho loại nhạc cụ này có thể phát ra âm thanh to hơn nữa. Lúc này một loạt thay đổi, cải tiến được thực hiện trên cây grand piano như: dây đàn phải dầy hơn, bộ khung phải chắc hơn để chịu lực, thay đổi vị trí đặt dây để tiếng bass nặng và sâu hơn... Và vào những năm 1800, có rất nhiều công ty được thành lập, chuyên về sản xuất các loại đàn grand piano và còn nổi tiếng đến hiện nay như: Henry Steinway, Friedrich Beschtein, John Broadwood&sons, ulius Blũthner, Ignaz Bosendorfer,Sebastien Erard....
Cấu trúc của đàn - Grand piano
1. Khung đàn (Frame):
Thường được làm bằng gang, ở rìa sau gắn thanh chốt dây để cài chặt một đầu dây đàn. Ở rìa trước là tấm khóa lên dây, gồm nhiều chốt lên dây (bạn có thể thấy khi mở nắp Grand piano .đó là chỗ các kỹ thuật viên điều chỉnh, canh dây cho cây. Đầu còn lại của dây đàn sẽ được quấn quanh các chốt lên dây này, và qua việc vặn các chốt lên dây sao cho đúng cao độ.
2. Bảng cộng hưởng (Soundboard) :
Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất của cây đàn, làm nên chất lượng âm thanh của cây đàn bạn. Thông thường chất liệu gỗ để làm soundboard là gỗ vân sam,bạch dương, gỗ sồi, tần bì..... đặt ở dưới lớp dây đàn có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng. ( Xem cấu tạo thùng đàn piano - Piano Soundboad)
3. Dây đàn (String) :
Được làm từ dây thép, có độ dài và dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau được sử dụng cho mỗi nốt âm cao. Những nốt có âm thấp hơn chỉ dùng một dây độc lập, kích thước lớn và được làm nặng hơn bằng cách cuộn những sợi dây đồng mỏng xung quanh dây chính. (xem một số kiến thức về dây đàn piano)
4. Bộ cơ (Action) :
Gồm tất cả các bộ phận khiến đầu búa chuyển động, chạm tới dây đàn. Bộ phận có thể nhìn thấy rõ nhất chính là bàn phím, được điều khiển trực tiếp bằng ngón tay người chơi qua đó điều khiển búa đánh vào dây thép của đàn. Phím đàn có 2 màu trắng và đen ( chất liệu gỗ mum, ngà voi, xương, nhựa). Bạn có thể xem thêm Cơ chế hoạt động của đàn piano để hiểu rõ hơn
5.Bộ pê-đan(pedals) :
Là cần điều khiển bằng chân. Pedal vang âm (phía bên phải - damper pedal) giữ "bàn phím chặn âm" tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài - tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn. Pedal giảm âm (phía bên trái - còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3 (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm (thường chỉ dùng vào lúc tập để không ảnh hưởng đến người khác). Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, sustaining pedal sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác.
6. Hộp đàn (Case):
Đây là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn piano, giúp bạn phân biệt được cấu tạo của đàn piano upright (piano đứng) và grand piano (piano nằm). Trong khi các loại piano đứng có kiểu dáng tương đối giống nhau với chiều cao phổ biến từ 121-131 cm thì các loại đàn Grand piano được chế tạo với nhiều kích cỡ khác nhau nhưng tạm được chia thành 4 loại như sau:
Baby Grand (1,38m -1,72m)
Lingving room/ Parlor (1,77m - 1,9m)
Music room grand (2,1m - 2,2m)
Concert grand (2,69m - 2,74m)